fbpx

Giới Thiệu Về Các Cách Chơi Trong Bộ Môn Bida Phăng ( Bida Líp )

Ngày nay khi tới 1 số CLB Bida, các bạn mới chơi bida đôi khi sẽ cảm thấy khó hiểu khi một số CLB vẽ các đường ngang dọc trên bàn bida phăng. CLB Bida Top xin giới thiệu bài viết Các cách chơi trong bộ môn bida phăng để cung cấp thêm thông tin về một số cách chơi nâng cao trong bộ môn bida rất phổ biến tại Việt Nam này.

Trong bộ môn bi Phăng, Có 7 cách chơi khác nhau. Từ dễ nhất đến khó nhất bao gồm:

  • Chế độ tự do
  • Carde 47/2
  • Carde 71/2
  • Carde 47/1
  • Một băng
  • Ba băng
  • Bida nghệ thuật

Chế độ chơi “series game” gồm chế độ tự do, ba chế độ 47/2, 71/2, 47/1, và chế độ một băng. Lý do các chế độ này được gọi là “series game” là vì nó không đủ khó để các cơ thủ có thể ghi được series điểm cao.

Chế độ chơi ba băng là chế độ chơi khó nhất vì bi chủ phải đi đủ ba băng trước khi chạm hai bi mục tiêu mới được tính điểm hợp lệ.

Trong lịch sử của môn “Bida Pháp”, những quy tắc này được tạo ra để tăng độ khó cho các cơ thủ đã thành thạo những chế độ dễ hơn, tránh việc họ cảm thấy chán vì có thể ghi được điểm một cách quá dễ dàng.

Mỗi chế độ chơi đều có những chướng ngại để tăng độ khó ghi điểm cho người chơi. Sự đa dạng này chính là điều khiến cho bộ môn “Bida Pháp” trở nên vô cùng cuốn hút. Vì thế mọi cơ thủ đều có thể chơi bộ môn này với độ khó thích hợp với trình độ của mình.

CHẾ ĐỘ TỰ DO ( Series game hay Free game )

Đây là chế độ chơi đơn giản nhất trong Bida Phăng, cũng như là chế độ chơi để người mới có thể làm quen với những căn bản của bộ môn này.

Một điểm hợp lệ sẽ được tính khi bi chủ của người chơi chạm đủ 2 bi mục tiêu (không cần chạm băng, chạm bi đỏ, bi trắng hay bi vàng trước đều được…).

Khi hai bi chạm nhau trong góc dậu, sẽ được tính là “vào”. Ta có thể ghi một điểm rồi để bi trong khu vực góc dậu, sau khi ghi điểm xong, các bi sẽ được tính là “trong”. Điểm tiếp theo chỉ được tính hợp lệ khi có ít nhất một bi chạm đi ra khỏi góc dậu.

Chỉ có một trở ngại duy nhất trong chế độ chơi tự do: góc dậu. Trong mỗi góc dậu trên bàn đều sẽ có một vùng tam giác vẽ trên bàn.

Khi hai bi chạm nằm ở bất kỳ đâu trong khu vực này, sẽ gọi là “astride”.

CHẾ ĐỘ CARDE 47/2

Sẽ có chín khu vực vẽ cách băng 47cm: 6 hình vuông và 3 hình chữ nhật. Tám hình vuông nhỏ gọi là “anchors/ neo” được vẽ ở mỗi điểm giao với một “Band”(tham khảo hình ảnh số 3 trong chương “Luật chơi chính thức”).

Trong mỗi vùng và “anchors”, luật tương tự như phần góc dậu của chế độ tự do sẽ được áp dụng.

CHẾ ĐỘ KHUNG 71/2

Sẽ có sáu khu vực vẽ cách băng  71cm: 4 hình vuông và 2 hình chữ nhật. Sáu hình vuông nhỏ gọi là “anchors/ neo” được vẽ ở mỗi điểm giao với một “Band”(tham khảo hình ảnh số 4 trong chương “Luật chơi chính thức”).

Trong mỗi vùng và “anchors”, luật tương tự như phần góc dậu của chế độ tự do sẽ được áp dụng.

CHẾ ĐỘ KHUNG 47/1

Sẽ có chín khu vực vẽ cách băng  47cm: 6 hình vuông và 3 hình chữ nhật. Tám hình vuông nhỏ gọi là “anchors/ neo” được vẽ ở mỗi điểm giao với một “Band”

Khi có hai bi chạm nhau trong khu vực hay/hoặc “anchor”, các bi đó sẽ lập tức được tính là “vào”. Điểm tiếp theo chỉ được tính hợp lệ khi có ít nhất một trong hai bi bị chạm rời khỏi khu vực đó.

Khi hai bi chạm nằm ở bất kỳ đâu trong khu vực này, sẽ gọi là “astride”.

CHẾ ĐỘ MỘT BĂNG

Để có thể ghi điểm hợp lệ trong chế độ này, bi chủ phải chạm ít nhất một băng trước khi chạm bi mục tiêu thứ hai.

CHẾ ĐỘ BA BĂNG

Để có thể ghi điểm hợp lệ trong chế độ này, bi chủ phải chạm ít nhất ba băng trước khi chạm bi mục tiêu thứ hai.

BIDA NGHỆ THUẬT

Bida nghệ thuật là một cách chơi gồm 68 hình bi được chọn trước. Mỗi cơ thủ sẽ có ba lần thử cho mỗi hình. Tất cả các hình bi này sẽ được thực hiện lần lượt. Mỗi hình sẽ có hệ số độ khó từ 4 đến 11. Hệ số này sẽ tương ứng với số điểm ghi được khi thực hiện thành công một hình bi, cũng như số lần thử cho phép.

Trên đây CLB Bida Top đã giới thiệu về một số cách chơi cơ bản trong bộ môn bida phăng, hy vọng bài viết sẽ giúp bạn biết thêm về một số cách thức chơi ít phổ biến và các quy định chung.

5/5 - (1 bình chọn)