fbpx

Hành Trình Từ Góc Phố Cao Hùng Đến Đỉnh Vinh Quang Của ‘The Son of Pool’ Yang Ching-shun

Hôm nay, trong chuyên mục Tin tức bida của CLB Bida Top, chúng ta sẽ cùng nhìn lại hành trình đầy cảm hứng của một tên tuổi lừng lẫy trong làng bida Đài Bắc Trung Hoa – Yang Ching-shun, hay còn được biết đến với biệt danh “The Son of Pool”. Đây là câu chuyện về người đã từng là cậu bé mồ côi cha và bỏ học, nhưng đã vươn lên trở thành niềm tự hào của quốc gia mình trong suốt những năm 1990 và đầu thế kỷ XXI.

Yang Ching-shun sinh ngày 3/4/1978, tại Cao Hùng, cái nôi của billiards Đài Bắc Trung Hoa. Mất cha từ khi còn nhỏ, Yang đã phải tự lo cho cuộc sống của mình cùng với mẹ bằng cách đi làm thêm ở các CLB billiards gần nhà. Anh bắt đầu chơi billiards từ khi học cấp 1 và sớm bộc lộ năng khiếu. Theo đó, Yang được mẹ ủng hộ và nhanh chóng bỏ học để theo nghiệp billiards sau cuộc gặp gỡ định mệnh với người thầy Chao Fong-pang, niềm tự hào của billiards Đài Bắc Trung Hoa thời bấy giờ

Yang Ching-shun: Từ cậu bé bỏ học đến niềm kiêu hãnh của Đài Bắc Trung Hoa - Ảnh 1
Yang Ching-shun được coi là hình ảnh phản chiếu thời trai trẻ của Chao Fong-pang

Từ bỏ học đường, trở thành thần tượng

Truyền hình đã khiến khuôn mặt và đôi mắt tập trung như tia laser của Yang Ching-shun trở nên dễ nhận biết hơn bất kỳ cơ thủ nào ở Đài Bắc Trung Hoa. Các phương tiện truyền thông thích dựng nên những hình tượng anh hùng. Nhưng Yang dù là thần tượng trong mắt nhiều bạn trẻ vẫn thừa nhận không muốn gánh trách nhiệm. Nhưng từ việc bỏ học đến vô địch các giải đấu quốc tế, Yang đã vô tình thay đổi hình ảnh billiards vốn bị dư luận coi thường trở thành 1 trong những môn thể thao được yêu thích nhất ở Đài Bắc Trung Hoa.

Ở Tây Môn Đình của thành phố Đài Bắc, CLB Chiusheng Pool Hall luôn là điểm hẹn của các tín đồ billiards vào mỗi cuối tuần. Họ tận hưởng âm thanh sắc nét của những viên bi lăn trên mặt bàn nỉ và va vào nhau. Đây là nơi mà Yang Ching-shun thường dành thời gian để giao lưu người hâm mộ của mình. Nhưng với bản tính nhút nhát và hoài niệm, đôi khi Yang sẽ lui vào trong góc, đắm chìm vào thế giới nhỏ bé của riêng mình.

Yang Ching-shun không thể luôn đứng đầu trong trò chơi của mình. Dù vậy, sự thất vọng và tự trách móc vẫn hiện rõ trong mắt anh. Năm 2005, Yang đã đứng đầu ở cả 7 giải đấu trong nước lẫn quốc tế, bao gồm cả chức vô địch WPA Asian Nine-ball Tour – Cao Hùng 2005. Cuối cùng, sau cả năm vội vã, Yang cảm thấy áp lực cạnh tranh đã trút bỏ khỏi vai mình và tìm lại được niềm yêu thích với billiards. Một lần nữa, anh lại là cậu bé được mẹ cho phép tập trung vào trò chơi của mình.

Yang Ching-shun: Từ cậu bé bỏ học đến niềm kiêu hãnh của Đài Bắc Trung Hoa - Ảnh 2
Yang Ching-shun bắt đầu theo đuổi sự nghiệp billiards vào năm 14 tuổi

Mẹ, người thầy, người bạn thân

Mẹ của Yang Ching-shun là người phụ nữ kiên cường và truyền thống, phụ trách công việc sổ sách trong nhà hàng. Khi Yang bắt đầu cầm cơ vào năm lớp 5, đích thân bà đã đến các CLB billiards để theo dõi và đảm bảo môi trường phù hợp. Sau khi kết thúc cấp 1, Yang đã chơi billiards suốt 1 năm mà không đến trường với sự đồng ý ngầm của mẹ. “Tôi nói với mẹ rằng tôi muốn làm những gì mình thích”, Yang chia sẻ. Mặc dù sau đó đã đi học trở lại, song Yang vẫn quyết định từ bỏ để tập trung vào billiards.

“Nhìn lại, tôi nghĩ mẹ tôi cảm thấy cuộc hôn nhân của bà đã đủ tệ rồi. Bà thực sự không muốn đòi hỏi quá nhiều ở tôi”, Yang Ching-shun trải lòng.

Mẹ của Yang thấy anh yêu thích môn billiards. Và mặc dù hết lòng hy vọng Yang sẽ đến trường và rất thất vọng khi anh không làm vậy nhưng bà dần dần trở thành người hâm mộ trung thành nhất.

“Mẹ tôi làm việc từ 10h sáng đến 10h tối. Vất vả lắm, hiếm khi có ngày nghỉ”, Yang chia sẻ. “Nhưng mẹ biết tôi lựa chọn điều gì. Sau khi đảm bảo môi trường phù hợp, bà chỉ muốn tôi tự mình học hỏi”.

Yang Ching-shun: Từ cậu bé bỏ học đến niềm kiêu hãnh của Đài Bắc Trung Hoa - Ảnh 3
“The Son of Pool” chỉ mất đúng 2 năm để giành chức vô địch đầu tiên của mình, khi đánh bại Francisco Bustamante trong kèo đấu race to 11 ở trận chung kết All Japan Championship 9-Ball 1996

Cơ thủ tài năng và kỷ luật

Được sự ủng hộ của người mẹ kiên cường, những kỹ năng vô song của Yang Ching-shun đã trở nên nổi bật trên bàn billiards. Chỉ sau 3 năm ngắn ngủi, Yang Ching-shun đã vô địch giải National Kuangfu Open 1993. Và khi bước sang 15 tuổi thì đó cũng là lúc Yang quyết định thi đấu chuyên nghiệp. Từ đó trở đi, sở thích của anh đã trở thành công việc, tràn ngập vinh quang và trách nhiệm.

Chức vô địch National Chungcheng Cup 1994 sau đó đã đưa Yang trở thành cơ thủ hạt giống số 1 của Đài Bắc Trung Hoa. Cũng chính vào lúc này, “The Son of Pool” bắt đầu ngày càng nổi tiếng.

Yang giải thích: “Sự cạnh tranh trái ngược với tính cách của tôi. Nhưng với tư cách là cơ thủ, điều đó là không thể tránh khỏi”.

Sau khi giành chức vô địch All Japan Championship 9-Ball 1996, Yang tuyên bố rằng mình muốn vô địch ít nhất 1 giải đấu quốc tế mỗi năm. Và cơ thủ với nụ cười bẽn lẽn đến từ miền Nam của Đài Bắc Trung Hoa đã làm được điều đó trong suốt 10 năm sau. Nhưng mỗi lần trở về từ nước ngoài với chức vô địch trên tay, Yang cũng không quên đưa cho mẹ những túi tiền thưởng mà mình kiếm được.

Yang Ching-shun: Từ cậu bé bỏ học đến niềm kiêu hãnh của Đài Bắc Trung Hoa - Ảnh 4
Điểm mạnh của Yang Ching-shun là sự tập trung kết hợp với khả năng sử dụng cổ tay điêu luyện

Người thầy khắt khe người bạn thân

Chao Fong-pang, người được mệnh danh là “Sát thủ máu lạnh”, đã là nhà vô địch thế giới WPA World Nine-ball Championship 1993. Vào cuối những năm 90, sau khi truyền hình cáp bắt đầu sản xuất và phát sóng các giải đấu billiards ở Đài Loan, Chao đã trở thành thần tượng đầu tiên của rất nhiều người. Mối quan hệ thầy trò của cả hai bắt đầu khi Yang bước sang tuổi 15. Vừa mới bước vào nghề, Yang đã thu hút rất nhiều sự chú ý từ các tiền bối. Cũng giống như Yang, khi còn trẻ, Chao đã gặp khó khăn trong việc thuyết phục gia đình cho mình đi chơi billiards. Do đó, khi nhìn thấy tiềm năng ở Yang, “viên ngọc thô chưa được mài giũa”, anh cảm thấy giống như đang nhìn vào phiên bản trẻ hơn của chính mình.

Sau khi nhận “đệ tử”, Chao bắt đầu chú ý đến chi tiết về cuộc sống và các giải đấu của Yang, thậm chí còn trả chi phí sinh hoạt cho anh. Về phần mình, Yang quyết tâm trả lại cho Chao bằng tiền thưởng kiếm được từ các giải đấu như là cách thể hiện sự cảm kích.

Chao, khi đó đang ở đỉnh cao của sự nghiệp, đã đặt ra những tiêu chuẩn cực kỳ cao đối với cậu học trò Yang. “Huấn luyện viên rất nghiêm khắc. Ngoài việc đảm bảo tôi luyện tập hàng ngày, ông ấy còn huấn luyện tôi nghệ thuật hòa hợp với mọi người và trong thế giới billiards này”, Yang cho biết. “Ông ấy thậm chí còn yêu cầu tôi cho biết mình đã đi chơi với ai và đi đâu. Ông ấy không cho phép tôi đi chơi với những kẻ không đáng tin cậy”.

Biết rằng danh tiếng sắp đến với cậu học trò trẻ của mình, “Sát thủ máu lạnh” liên tục nhắc nhở Yang về tầm quan trọng của sự khiêm tốn, khuyên anh đừng trở nên tự mãn sau khi đạt được thành công. Theo lệnh của thầy, Yang không uống rượu, giờ giấc sinh hoạt đều đặn và luôn cố gắng giữ lối sống đơn giản.

Dù là luyện tập hay thi đấu, bỏ học cấp hai, bước ra đời khi còn rất trẻ, mối quan hệ hơn 10 năm với huấn luyện viên và việc tự học của Yang đều hội tụ trên bàn billiards.

Yang Ching-shun: Từ cậu bé bỏ học đến niềm kiêu hãnh của Đài Bắc Trung Hoa - Ảnh 7
Vì không ưa sự ồn ào, Yang Ching-shun ít khi trả lời phỏng vấn báo chí cũng như ăn vận lòe loẹt

Người đàn ông nhút nhát hoài niệm

“Mọi người có thành kiến với những đứa trẻ chơi billiards, đặc biệt là trong quá khứ. Họ cho rằng chúng là những đứa trẻ chẳng ra gì”, Yang nhấn mạnh. “Nhưng đối với tôi, nó lại có tác dụng ngược lại. Khi tôi 13-14 tuổi, bạn bè của tôi đều đã trưởng thành. Điều đó đã thúc đẩy tôi trưởng thành nhanh hơn và bỏ đi những điều trẻ con”.

Yang giải thích: “Khi thi đấu, các cơ thủ cạnh tranh với nhau rất quyết liệt. Và những rạn nứt có thể dễ dàng xuất hiện trong mối quan hệ của bạn nếu đối tác của bạn chưa đủ trưởng thành. Hơn nữa, tôi thường xuyên phải thi đấu xa nhà và sức khỏe của mẹ tôi cũng không được tốt. Có bạn gái chăm sóc giúp tôi yên tâm hơn”.

Yang Ching-shun có thể sở hữu kỹ thuật hoàn hảo nhưng không phải là không bao giờ mắc lỗi. Tsou Ming-te, huấn luyện viên cấp quốc gia và là người quan sát Yang lâu năm đã nhận thấy rằng: “Bất cứ khi nào bị tụt lại phía sau trong trận đấu, cậu ấy có xu hướng bỏ cuộc quá sớm. Cậu ấy có thể làm được nếu có thêm ý chí để chiến đấu”.

Yang thừa nhận rằng thái độ của anh không còn như trước nữa. Khi niềm đam mê trở thành công việc của bạn và bạn nhận ra mình đang phải cạnh tranh ngày này qua ngày khác, bạn sẽ mất đi lòng nhiệt thành. Yang giải thích: “Con người ta thường nhụt chí khi mất quyền tự quyết”. Khi điều đó xảy ra, “The King of Nine Ball” ẩn mình trong góc giống như con sói tự liếm vết thương của mình cho đến khi sẵn sàng quay trở lại.

“Tôi đã nói chuyện với huấn luyện viên của mình về điều này. Chúng tôi đã thấy sự tập trung và quyết tâm của ‘Taishan Kid' Wu Chia-ching khi vô địch giải trẻ thế giới năm 2005 nhưng thật khó để tái hiện được điều đó. Chúng tôi thấy mình ngày càng dành nhiều thời gian hơn để suy ngẫm về những điều như: Chúng ta sẽ đi đâu từ đây? Liệu có tương lai cho chúng ta trong công việc này không? và Chúng ta sẽ làm gì khi ngừng chơi hoặc khi không thể thắng được nữa?”, Yang chia sẻ.

Tu Yung-hui, phó giám đốc của Chinese Taipei Pool, giải thích: “Giống như các vận động viên bóng chày và bóng rổ ở Đài Bắc Trung Hoa, truyền hình đã đưa những cơ thủ billiards trở thành nhân vật của công chúng. Nhưng điều này dường như không đủ đảm bảo cho đại đa số họ”.

Tu Yung-hui từng điều hành CLB billiards, từng hỗ trợ liên đoàn và các công ty truyền hình cáp phát sóng các giải đấu. Kể từ năm 1997, họ đã tạo ra những ngôi sao, góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh CLB billiards. Việc billiards trở thành môn chính thức trong các sự kiện quốc tế, chẳng hạn như Asian Games năm 1998, cũng đã khơi dậy niềm đam mê của người Đài Bắc Trung Hoa. Sự phổ biến của nó lên đến đỉnh điểm vào năm 2001 khi Chao Fong-pang giành chức vô địch thế giới. Tuy nhiên, doanh thu của các CLB billiards và xếp hạng các giải đấu trên truyền hình ở Đài Bắc Trung Hoa sau đó đã giảm dần bởi bộ môn không còn tính mới lạ. Thậm chí, nhiều CLB billiards ở Tây Môn Đình đã giảm nửa giá giờ chơi để thu hút hoạt động kinh doanh.

Yang cũng đã đầu tư vào CLB billiards. Và Yang cảm thấy rằng billiards đã mang lại cho anh danh tiếng và sự giàu có. Tuy nhiên, dù có điều hành CLB riêng, thi đấu hay làm huấn luyện viên thì mọi thứ cũng không kéo dài với Yang.

Chứng kiến nhiều cơ thủ hàng đầu rơi vào quên lãng và không bao giờ trở lại, Yang khẳng định rằng anh sẽ không đi vào vết xe đổ ấy. Yang thừa nhận: “Tôi sẽ không đợi cho đến khi bắt đầu xuống dốc rồi mới giải nghệ”.

Yang Ching-shun: Từ cậu bé bỏ học đến niềm kiêu hãnh của Đài Bắc Trung Hoa - Ảnh 6
Dù trên bàn billiards hay ở cuộc sống bên ngoài, Yang Ching-shun vẫn toát lên vẻ đẹp hút hồn

Cái chết đột ngột

Cả cuộc đời, Yang Ching-shun luôn ghét thất bại nhưng cuối cùng vẫn không thể thắng được cuộc chiến chống lại ung thư ở tuổi 45. Tất cả những gì người ta sẽ nhớ về anh là sự nghiệp billiards được xây dựng bằng những nỗ lực vượt gian khó cùng bảng thành tích đáng nể suốt 13 năm thi đấu chuyên nghiệp. Song, điều quan trọng nhất với Yang Ching-shun trên hành trình đi vào lịch sử thể thao và thay đổi bộ mặt billiards ở Đài Bắc Trung Hoa, danh tiếng và những thú vui phù phiếm xa hoa là những thứ chưa và không bao giờ có thể làm thay đổi được con người của “The Son of Pool”.

Yang Ching-shun: Từ cậu bé bỏ học đến niềm kiêu hãnh của Đài Bắc Trung Hoa - Ảnh 5
Dù nổi tiếng đến mấy, Yang Ching-shun vẫn luôn giữ được lối sống đơn giản khi bước ra khỏi bàn billiards

Tổng kết

Yang Ching-shun là một tấm gương sáng về nghị lực và niềm đam mê với thể thao. Anh đã vượt qua nhiều khó khăn để đạt được thành công trong sự nghiệp, đồng thời góp phần thay đổi bộ mặt của billiards ở Đài Bắc Trung Hoa.

Yang Ching-shun sinh ra trong một gia đình nghèo khó, cha mất sớm, mẹ làm công nhân. Anh bắt đầu chơi billiards từ năm 5 tuổi và sớm bộc lộ năng khiếu. Tuy nhiên, để theo đuổi đam mê, Yang đã phải bỏ học để tập luyện chuyên nghiệp.

Dưới sự chỉ dẫn của người thầy Chao Fong-pang, Yang Ching-shun đã nhanh chóng tiến bộ vượt bậc. Năm 15 tuổi, anh giành chức vô địch National Kuangfu Open, đánh dấu bước ngoặt trong sự nghiệp của mình.

Trong suốt 13 năm thi đấu chuyên nghiệp, Yang Ching-shun đã giành được vô số danh hiệu, bao gồm 2 chức vô địch Asian Games, 10 chức vô địch quốc gia và 6 chức vô địch thế giới. Anh được mệnh danh là “Vua 9 bi” của Đài Bắc Trung Hoa và là một trong những cơ thủ vĩ đại nhất mọi thời đại.

Sự ra đi của Yang Ching-shun là một mất mát lớn đối với làng billiards thế giới. Anh là một trong những cơ thủ xuất sắc nhất trong lịch sử, với kỹ thuật điêu luyện, khả năng phán đoán xuất sắc và tinh thần thi đấu ngoan cường.

Ngoài những thành tích trên sân đấu, Yang Ching-shun còn là một người đàn ông có nghị lực và niềm đam mê cháy bỏng. Anh đã vượt qua nhiều khó khăn để đạt được thành công trong sự nghiệp, đồng thời luôn nỗ lực hết mình để truyền cảm hứng cho những người trẻ tuổi.

Câu chuyện của Yang Ching-shun là một minh chứng cho thấy, chỉ cần có nghị lực và niềm đam mê, bạn có thể đạt được bất cứ điều gì bạn mong muốn.

5/5 - (1 bình chọn)